ETA 7750 - Bộ máy chronograph phổ biến nhất

07:24 22/05/2019
lbwm ETA 7750 - Bộ máy chronograph phổ biến nhất

Bộ máy ETA 7750 (hay còn được biết đến với cái tên TAG Heuer Calibre 16) có lẽ là bộ máy Chronograph tự động thành công nhất đã từng được sản xuất. Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng 7750 chỉ là một bộ máy "bình thường", tuy nhiên 7750 hoàn toàn có thể đạt những tiêu chuẩn cao nhất của chuẩn chất lượng COSC Chronometre và được sử dụng trong những thương hiệu nổi tiếng nhất.

Những thương hiệu sử dụng máy ETA 7750 có thể kể đến như IWC, Tudor, Panerai, Hublot và tất nhiên cả TAG Heuer - một thương hiệu nổi tiếng với những mẫu Chronograph biểu tượng như Carrera hay Monaco. Tuy nhiên, tới hiện tại thì TAG Heuer đã sử dụng bộ máy In-house của mình và không còn sử dụng ETA 7750 nữa.

Lịch sử của ETA 7750 gắn liền với lịch sử của đồng hồ Thụy Sĩ: Được ra đời vào thời điểm đầu những năm 1970, thời điểm đỉnh cao với nhiều phát minh mới, với sự ra đời nhiều mẫu đồng hồ nổi tiếng. Đến giữa những năm 1970, ETA 7750 bị ngưng sản xuất do ảnh hưởng của "Khủng hoảng đồng hồ Quartz". Và đến giữa thập niên 80, bộ máy này lại được hồi sinh cùng với sự hồi sinh của đồng hồ cơ.

Tới cuối thế kỷ XX, bộ máy 7750 đã trở thành bộ máy Chronograph tự động phổ biến nhất thế giới. Đây là một thành quả rất đáng tự hào, đặc biệt là với một bộ máy tưởng chừng đã chết vào năm 1975.

Phát triển bộ máy 7750

Máy 7750 được phát triển bởi Valjoux - một thương hiệu chế tác máy huyền thoại, là một thành viên trong khối ASUAG. Được thành lập vào năm 1931, ASUAG đã thống nhất rất nhiều thương hiệu máy độc lập tại Thụy Sĩ, và ngày nay đã trở thành tập đoàn Swatch khổng lồ.

Rất nhiều bộ máy Chronograph tự động nổi tiếng đã ra đời trong cuộc đua công nghệ vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Trong khoảng từ năm 1969 tới năm 1974, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của Heuer- Breitling- Hamilton Chronomatic (1969), Seiko 6139 (1969), Zenith El Primero (1969) và Lemania 5100 (1973).

Mặc dù Valjoux đã từng thống trị thị trường máy Chronograph lên cót tay, tuy nhiên họ lại mất khá nhiều thời gian để chuyển sang thị trường máy tự động. Được phát triển dựa trên máy lên cót tay Valjoux 7733, máy 7750 được giới thiệu lần đầu tiên vào khoảng năm 1973-1974, đây cũng là một trong những bộ máy đồng hồ đầu tiên được thiết kế và phát triển với sự trợ giúp của máy vi tính.

Là một bộ máy có mức giá phải chăng, bù lại thì 7750 lại dày hơn, lớn hơn so với những đối thủ cùng thời. Bên cạnh đó, âm thanh khi rotor di chuyển cũng đã trở thành một điểm nhấn của máy 7750. Máy 7750 chỉ có thể lên dây cót theo một hướng, vì vậy rotor phải có kích thước lớn và nặng để có thể đạt đủ động năng lên dây cót. Tuy nhiên, Rotor sẽ không bị hãm khi không quay theo hướng lên dây cót, và sẽ quay như cánh quạt vậy.

Những phiên bản đầu tiên của máy Valjoux 7750 chạy với hai tần số khác nhau: 21,600 bph và 28,800 bph, cả hai đều sở hữu 17 chân kính.

Khủng hoảng đồng hồ Quartz

Mặc dù sở hữu một khởi đầu trong mơ (bán được hơn 100,000 máy trong năm đầu tiên), nhưng tới năm 1975 thì máy 7750 đã bị ngưng sản xuất. Với sự đổ bộ của những bộ máy Quartz vừa rẻ tiền, vừa chính xác, những bộ máy đắt tiền của Thụy Sĩ đã bị đánh gục hoàn toàn. Nhưng tất nhiên với số lượng sản xuất khủng vào năm đầu tiên, chúng ta vẫn có thể thấy nhiều mẫu đồng hồ sử dụng máy 7750 xuất hiện trong thời gian 1975 đến đầu 1980.

Và cũng giống với trường hợp của Zenith El Primero, những nhân viên tại Valjoux cũng giữ lại tất cả khuôn đúc và máy móc sản xuất máy 7750. Do đó, bộ máy này có cơ hội hồi sinh.

TAG Heuer và Valjoux 7750

Là một khách hàng quen thuộc, đã tiêu thụ rất nhiều máy lên cót tay của Valjoux trong những năm 1960, không có gì bất ngờ khi Heuer vẫn tiếp tục đặt mua những bộ máy 7750 (mặc dù họ cũng tự sản xuất được máy Calibre 11).

Máy 7750 xuất hiện lần đầu với Heuer vào năm 1977, khi thương hiệu này cho ra mắt hai mẫu đồng hồ mới: Kentucky (ảnh bên dưới) và Pasadena. Mẫu Kentucky có tuổi đời khá ngắn (chỉ trong 2 năm 1977, 1978), còn Pasadena thì tồn tại tới năm 1982 - khi nhà Heuer bán lại thương hiệu cho TAG.

Vậy tại sao tới năm 1982, Heuer lại không tiếp tục sử dụng máy Valjoux 7750? Một phần là do nguồn cung đã dần cạn kiệt, một phần là do thương hiệu này đã về chung một nhà với Lemania.

Valjoux là thành viên của AUSAG, trong khi đó Lemania lại là thành viên của tập đoàn đối thủ của họ - SSIH. Khi AUSAG và SSIH kết hợp lại thành Swatch Group, máy 7750 được chuyển quyền sở hữu cho ETA.

1985: Sự hồi sinh của máy 7750

Việc sản xuất máy 7750 được hồi sinh vào năm 1985, khi Swatch Group bắt đầu được thành lập và ổn định. Bộ máy này cũng được phát triển thêm một số phiên bản, có thêm tính năng Lịch tuần trăng.

Sản lượng sản xuất của máy 7750 được tăng lên khoảng 200,000 máy mỗi năm vào những năm 1990, bộ máy này đã trở thành thiết kế nổi tiếng nhất và giúp cho Swatch kiếm được bộn tiền. Vào thời điểm này, việc đầu tư sản xuất một bộ máy riêng là quá xa xỉ và rất ít thương hiệu sử dụng cách này.

ETA 7750 - Bộ máy chronograph phổ biến nhất
binh-luan

Hello World! https://yh25ey.com?hs=e4dd16c8e91774f686af7e7c044ca9df&

14 December, 2022 03:02 PM
6w5ub0
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hotline: 0786183888