Nếu bạn là người đam mê đồng hồ đeo tay hoặc đang sử dụng đồng hồ đeo tay thì chắc chắn sẽ để ý thấy thuật ngữ Water Resist được ghi trên mặt số hoặc khắc ở mặt sau đồng hồ. Vậy Water Resist có nghĩa là gì? Và thuật ngữ này liên quan đến thứ gì trên chiếc đồng hồ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Water Resist là đơn vị đo chỉ số chống nước của đồng hồ, thường được in trên mặt số hoặc khắc ở mặt sau của đồng hồ. Tùy theo quốc gia, thương hiệu sản xuất sẽ có ký hiệu Water Resist khác nhau. Những ký hiệu Water Resist trên đồng hồ mà chúng ta thường gặp đó là Bar, ATM (chỉ áp suất nước mà đồng hồ có thể chịu đựng được) hoặc M (Mét: chỉ độ sâu dưới nước). 1 Bar = 1 ATM = 10 M
Người đầu tiên sở hữu chiếc đồng hồ đeo tay là nữ hoàng Elizabeth đệ nhất của Anh khi bà được tặng một chiếc vòng đeo tay mà trên đó được cột chặt một mặt đồng hồ nhỏ từ năm 1571. Nhưng thực sự đến 1880 thì cột mốc đồng hồ đeo tay mới chính thức được nhiều người nhắc đến khi hãng Girard-Perregaux của Thụy Sĩ cho ra đời hàng loạt phiên bản đồng hồ đeo tay dành cho lực lượng hải quân của Đức.
Kể từ đó, đồng hồ đeo tay trở nên phổ biến và phát triển không ngừng. Nhưng thực sự thiếu sót khi chúng ta không nhắc đến 2 bước ngoặc đã làm thay đổi thế giới đồng hồ đeo tay đó là: năm 1912 chiếc đồng hồ đeo tay có ngày tháng đầu tiên xuất hiện và đặc biệt năm 1915 chiếc đồng hồ chống nước được Louis Cartier trình làng.
Bắt đầu từ cột mốc 1915, các thương hiệu sản xuất đồng hồ đeo tay trên thế giới đều lắp đặt cơ chế chống nước với tất cả sản phẩm của mình. Nhiều thương hiệu còn nghiên cứu phát triển những chiếc đồng hồ lặn với khả năng chống áp lực nước lên đến hàng ngàn Mét.
Chiếc đồng hồ đeo tay với khả năng chống nước đầu tiên trên thế giới được ra đời vào năm 1915. Nhưng đến năm 1926, thì thuật ngữ Water Resist trong đồng hồ mới xuất hiện (phiên bản đồng hồ của thương hiệu Rolex) và từ đó đến nay thuật ngữ này trở nên phổ biến và cần thiết đối với đồng hồ đeo tay.
Hiện nay, tất cả phiên bản đồng hồ đeo tay trên thế giới hiện nay đều phải có khả năng chịu áp lực nước và tất nhiên phải ghi thông số Water Resist trên đó. Điều này sẽ giúp cho người dùng biết được đồng hồ sẽ sử dụng trong phạm vi nước như thế nào.
Các trường hợp cụ thể của Water Resist
– Water Resistance (Thông thường được hiểu là 3ATM): Khả năng chống nước thông thường – có nghĩa là đồng hồ chỉ được sử dụng trong trường hợp rửa tay, đi mưa nhỏ. Không nên sử dụng khi rửa xe, tắm vòi bông sen, bơi lôi,…
– 50M Water Resistance (5 Bar hoặc 5 ATM): Đồng hồ có thể được sử dụng trong những trường hợp như tắm, bơi lội, rửa tay,… Không nên sử dụng khi lặn biển, chơi thể thao dưới nước.
– 100M Water Resistance (10 Bar hoặc 10 ATM): Được sử dụng trong các trường hợp thông thường, bơi lội, lặn ở sông,… không nên sử dụng khi chơi thể thao mạnh dưới nước.
– 200M Water Resistance (20 Bar hoặc 20 ATM): Đây là những chiếc đồng hồ lặn như không hề chuyên nghiệp, chỉ có thể dùng để lặn nông với mặt nạ lặn có ống thở.
– Driver’s Watch 200M: Được sử dụng trong mọi trường hợp.