Đồng hồ một phụ kiện không những để chúng ta xem giờ mà còn nói lên phong cách của người sử dụng. Khi nhìn vào những chiếc đồng hồ hay tham khảo trên mạng chúng ta thường bắt gặp những ký hiệu liên quan đến đồng hồ. Bạn đã bao giờ thắc mắc những ký hiệu đó là gì? Ý nghĩa của nó là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn.

Những ký hiệu được nhà sản xuất khắc lên đồng hồ nó mang một ý nghĩa nhất định giúp chúng ta có thể biết được: thương hiêu, tính năng và chất liệu của đồng hồ. Hiểu rõ những ký hiệu đó sẽ giúp cho chúng ta hiểu biết thêm về đồng hồ để sử dụng nó đúng cách cũng như giúp bạn chọn cho mình chiếc đồng hồ ưng ý nhất. Dưới đây là những ký tự chúng ta thường gặp nhất và ý nghĩa của chúng.

 

Các ký hiệu về thương hiệu đồng hồ:

AP: là ký hiệu của thương hiệu Audemars Piguet

AL & S: là ký hiệu của thương hiệu A. Lange & Sohne

BP: là ký hiệu của thương hiệu Blancpain

B & M: là ký hiệu của thương hiệu Baume et Mercier

GP: là ký hiệu của thương hiệu Girard Perregaux

GO: là ký hiệu của thương hiệu Glasshutte Original

JLC: là ký hiệu của thương hiệu Jaeger LeCoultre

ML or MLC: là ký hiệu của thương hiệu Maurice LaCroix

PP: là ký hiệu của thương hiệu Patek Philippe

UJ & S: là ký hiệu của thương hiệu Urban Jurgensen & Sonner

UN: là ký hiệu của thương hiệu Ulysses Nardin

VC: là ký hiệu của thương hiệu Vacheron Constantin

Các ký hiệu về tính năng của đồng hồ:

WR (Water Resistant): Đây là viết tắt thường ở nắp lưng của đồng hồ chỉ mức độ chịu nước của sản phẩm.

ATM (Atmosphere)/ BAR : là đơn vị để xác định độ chịu nước của đồng hồ. (3ATM = 3 BAR = 30m)

COSC (Controle Officiel Suise de Chronometres): Là chứng nhận được cấp cho những đồng hồ đảm bảo về độ chính xác về thời gian tuân theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 3159.

GMT (Greenwich Mean Time): Với tính năng này đồng hồ sẽ có thêm một múi giờ nữa ngoài múi giờ chính.

 

DD (Day/Date): Ký hiệu này thường xuất hiện trên những đồng có có cả lịch thứ và ngày.

MOP (Mother of Pearl): Nghĩa là “khảm trai” trên bề mặt, kí hiệu này thường thấy trên các mẫu đồng hồ nữ

PR (Power Reserve): Tính năng trữ cót của đồng hồ cơ

BPH (Beats per Hour) hoặc VPH (Vibrations per Hour): là đơn vị để chỉ dao động của bánh lắc trong đồng hồ cơ theo nhịp đập trên một giờ.

LE: là viết tắt của Limited Edition, những chiếc đồng hồ có ký hiệu này là những mẫu được sản xuất có số lượng giới hạn, thường rơi vào những chiếc đồng hồ đắt tiền.

Các ký hiệu về chức năng của đồng hồ:

 

– Chronograph: Thường thấy trong các sản phẩm đồng hồ thể thao, có chức năng bấm giờ thể thao. Cho biết thời gian trong ngày và một đo khoảng thời gian. Thiết bị tính giây, phút, và cả giờ có thể bắt đầu và dừng lại theo ý muốn.

Altimeter: Altimeter là một thuật ngữ được dùng để biểu hiện chỉ số trong các thiết bị đo độ cao, nó được tính dựa vào độ cao hiện tại so với mặt nước biển. Rất thích hợp với những bạn hay làm kỹ thuật, leo núi,nhảy dù, đi lặn.Riêng với các bạn hay đi thám hiểm hang động thì chỉ số này lại đáng tin cậy hơn so với GPS khi tính toán đưa ra chỉ số xác định vị trí mình đang đứng, nơi mà sóng GPS không bắt được.

Tachymeter : Tachymeter có nghĩa là tốc độ. Đồng hồ Tachymeter ngoài chức năng đo thời gian thông thường còn có thể đo vận tốc của phương tiện di chuyển, hay người đeo nó trên tay. Chức năng này thường được sử dụng khi lái xe hay cho các vận đồng viên điền kinh khi tập luyện.

Retrograde : Tính năng này đã xuất hiện trên đồng hồ bỏ túi từ thế kỷ XVII, nhưng phải tới thế kỷ XX mới thật sự trở nên phổ biến. Kim Retrograde không thể hiện các thông số theo vòng tròn mà theo một cung, khi kim chạy hết một lượt sẽ tự động nhảy về vị trí ban đầu.

Antimagnetic : Chức năng này giúp đồng hồ chống lại từ trường, một số sản phẩm đồng hồ Alpina có tính năng này

Telemeter : Là một chức năng đỉnh cao của đồng hồ chuyên dụng, giúp đo được khoảng cách từ vị trí đồng hồ đến một địa điểm nhờ khả năng tính toán khoảng thời gian âm thanh di chuyển hết khoảng cách đó.

Moonphase : Được sử dụng để đo tuần trăng, vào ngày rằm (tức ngày 15) âm lịch hàng tháng trăng sẽ hiển thị ở vị trí cao nhất

Các ký hiệu về màu sắc của đồng hồ:

 

Ký hiệu về màu sắc giúp bạn lựa chọn đồng hồ theo màu không chỉ hợp với sở thích mà còn hợp với mệnh nữa. Nhất là khi bạn xem đồng hồ qua mạng và chưa định hình được đó là màu sắc gì thì có thể tham khảo các ký hiệu để biết chính xác nhé.

RG (Rose Gold): chỉ đến màu sắc vàng hồng của chất liệu làm đồng hồ. Nó chỉ hợp kim vàng pha giữa gam vàng và gam đỏ hoa hồng đẹp mắt. Thông thường chất liệu sử dụng là vàng 18K.

TT (Two Tone): Two Tone cũng có thể được gọi là Demi dùng để chỉ các mẫu đồng hồ có phong cách 2 màu sắc (thường là màu vàng của kim loại vàng + màu bạc của thép không gỉ).

WG (White Gold): là hợp kim vàng có màu trắng bạc, trên đồng hồ thường dùng vàng trắng 18K làm vỏ (hoặc cả dây đeo).

YG (Yellow Gold): là loại vàng thường thấy nhất trên đồng hồ (vàng 18K). Chúng có màu nhạt hơn vàng nguyên chất 24K.

Pepsi (Blue & Red Bezel): dùng để chỉ vành bezel xoay có 2 màu đỏ và xanh dương.   

Các ký hiệu về chất liệu sử dụng trên đồng hồ:

 

GF (Gold Filled): có nghĩa là bọc vàng, phủ vàng. Từ này dùng để chỉ công nghệ dùng vàng thật (thường là vàng 18K) để bọc bên ngoài lõi thép không gỉ của dây đeo hoặc vỏ đồng hồ. Để được gọi là GF thì khối lượng vàng bọc bên ngoài phải bằng ít nhất 5% khối lượng lõi thép không gỉ bên trong.

GP (Gold Plated): có nghĩa là mạ vàng. Giống với lớp bọc vàng GF bên ngoài nhưng các mẫu đồng hồ có kí hiệu GP thì lớp mạ này mỏng hơn.

PVD (Physical Vapor Deposition): là tên viết tắt của công nghệ mạ chân không hiện đại. Nó phủ lớp vật liệu cực mỏng bên ngoài lõi thép không gỉ với ưu điểm khó phai màu, độ bền và độ cứng cao.

 

Pt (Platinum): có nghĩa là bạch kim. Bạch kim dùng trên đồng hồ có tỉ lệ 950/1000 bạch kim và 50/1000 hợp kim khác. Chất liệu này có màu gần như không phai và độ cứng còn cao hơn vàng.

SS (Stainless Steel): kí tự viết tắt này ý chỉ đến chất liệu thép không gỉ 316L được dùng cho vỏ hoặc dây đồng hồ.

Ti (Titanium): dùng để chỉ chất liệu Titanium được dùng để làm vỏ hoặc dây đồng hồ. Kim loại này có ưu điểm nhẹ, cứng và có khả năng chống lại các quá trình oxy hóa.

AR (Antireflective Coating): có nghĩa là lớp phủ chống phản chiếu ở trên mặt kính đồng hồ giúp người dùng dễ đọc số hơn dưới ánh sáng.

Với những thông tin chi tiết này, chắc chắn chúng ta có thể tự tin kiểm tra đặc tính của từng chiếc đồng hồ rồi đúng không nào? Hi vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn lựa chọn cho mình một chiếc đồng hồ thật ưng ý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *