Cũng giống như con người chúng ta giao tiếp thông qua ngôn ngữ và sự hiểu biết về xã hội, thế giới của đồng hồ cũng có những điểm tương tự. Các nhà chế tác đồng hồ nổi tiếng đã thống nhất với nhau trong việc thành lập các “mã lệnh ngôn ngữ” trong thế giới của những vị sứ giả thời gian đầy quyền lực này.
Trong thế giới cỗ máy đồng hồ có vô số những khái niệm mà chúng ta bắt gặp, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các khái niệm ấy có ý nghĩa thực sự là gì. Hôm nay, hãy cùng LONGBACH cắt nghĩa những từ/ cụm từ ấy nhé! Bài viết lần này tập trung và các khái niệm bắt đầu với chữ cái D/E/F.
Hôm nay mời các bạn đến với những “mật lệnh” này để hiểu hơn về người bạn vẫn thường đồng hành cùng chúng ta nhé! Chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy bất ngờ lắm đấy, thế giới của những chiếc đồng hồ vốn không nhàm chán như chúng ta thường nghĩ đâu.
1. Ký hiệu chữ D trong đồng hồ có nghĩa gì?
Ngôn ngữ của đồng hồ tuy không phức tạp và nhiều bằng ngôn ngữ của con người, nhưng cũng không phải dạng vừa. Ngay bây giờ ta hãy cùng vén màn bí mật với các chữ có ký hiệu phiên âm chữ D đầu tiên nhé!
Dial (mặt): Kí hiệu Dial này được sử dụng với ý nghĩa là mặt của một chiếc đồng hồ. Một số mặt đồng hồ có những mặt nhỏ hơn dùng để hiển thị ngày, chu kỳ của mặt trăng, hoặc số giờ, phút, giây đã trôi qua như trên một chiếc đồng hồ Chronograph. Những mặt nhỏ đó được gọi là mặt phụ (“subsidiary dials” hoặc “subdials”).
Ngoài ra, Dial cũng là một từ phiên âm tiếng anh chúng ta thường dùng, khi dịch có nghĩa tương ứng với “mặt số” trong tiếng Việt. Mặt số đồng hồ thường được làm dưới dạng hình tròn, vuông, chữ nhật, hình thoi, quả trám. Vật liệu làm mặt số có thể từ các loại kính cứng, Sapphire… đôi khi còn được mạ bạc hoặc đính thêm đá quý.
Digital: Đây là cụm từ nghiêng về hàm nghĩa kỹ thuật ứng dụng hiện đại. Trong thế giới của đồng hồ nói riêng và các thiết bị điện tử nói chung thì Digital có nghĩa là “kỹ thuật số”. Chúng ta vẫn thường thấy có loại đồng hồ chạy bằng số điện tử được hiển thị qua màn hình tinh thể lỏng, đó chính là đồng hồ Digital.
Diving Watch: Đây là một thuật ngữ không phải với mẫu đồng hồ nào cũng có thể bắt gặp. Diving Watch là từ chuyên dụng dành cho dân lặn chuyên nghiệp với mức áp suất cao ngất ngưỡng khoảng 500m.
2. Ký hiệu chữ E trên đồng hồ
Những chữ viết tắt với ký hiệu chữ E đầu tiên cũng rất thông dụng, sau đây là 4 chữ thường có mặt ở nhiều kiểu đồng hồ khác nhau.
Equation Of Time: Đây là kiểu gọi đậm màu sắc toán học, nói cho dễ hiểu thì đây là cụm từ dùng để chỉ phương trình thời gian được thiết lập ở các mẫu đồng hồ đeo tay. Phương trình này được tính chính xác bằng cách căn cứ vào độ chênh lệch giữa thời gian trong thực tế và thời gian căn cứ vào sự chuyển động của mặt trời.
Ebauche: Còn được biết tới với một tên gọi tiếng anh khác theo tính chất của nó là Movement Blank. Dịch cả hai cụm từ có nghĩa là chuyển động trống. Chuyển động trống là sự chuyển động mà không được hoàn thành do thiếu sự tương tác của hai bộ phận là quả lắc và lò xo. Nói một cách dễ hiểu hơn thì Ebauche là một loại máy đồng hồ Thụy Sỹ không sử dụng con lắc, dây tóc hay lò xo.
Eight-day Movement: Là loại máy đồng hồ thụy sỹ có cơ chế hoạt động đặc biệt và cần phải lên dây một lần một tuần. Loại máy này rất phổ biến ở các loại đồng hồ để bàn, đồng hồ lò sưởi và các loại đồng hồ cỡ lớn khác.
End of Energy: Đây là thuật ngữ rất phổ biến trong bất kỳ mẫu chế tác đồng hồ nào dù nổi tiếng hay không. End of Energy là cụm từ dùng để ám chỉ kim giây của một chiếc đồng hồ cơ nhảy sai nhịp từ 1-4s (tuỳ vào thương hiệu) để báo động nguồn năng lượng sắp cạn kiệt, cần phải được bổ sung ngay.
End of Life: Nếu cụm từ End of Energy là dùng cho đồng hồ với bộ máy cơ (lên dây cót hoặc dùng năng lượng ánh sáng) thì End of Life là thuật ngữ dùng chung cho các cỗ máy Quartz vận hành bằng Pin. Khi sắp hết Pin thì kim giây sẽ nhảy nhiều nhịp cho một lần. Bạn phải tới các trung tâm bảo hành uy tín để tiến hành thay Pin mới.
Eco-Drive: là tên một công nghệ hiện đại được phát minh bởi hãng đồng hồ Citizen. Eco-Drive là bộ máy sử dụng dùng để tiếp nhận các nguồn sáng ở môi trường, sau đó chuyển hoá thành nguồn năng lượng tương thích để duy trì hoạt động của đồng hồ.
3. Ký hiệu F trong đồng hồ
Những ký hiệu viết tắt với chữ bắt đầu bằng F cũng rất thú vị và đa dạng. Bạn hãy cùng với Trang đồng hồ tìm hiểu vài mẫu tự cơ bản về đồng hồ có chữ F làm chữ cái đầu tiên nhé!
Fine Time Adjustment: Đây là cụm từ chữ F đầu tiên và cũng rất quan trọng đối với một mẫu đồng hồ. Chức năng chính của đồng hồ là dự báo chính xác thời gian, tuy nhiên trong một vài trường hợp thì sẽ có lỗi thời gian không chính xác. Đó là lúc bộ phận Fine Time Adjustment này phát huy tác dụng của mình. Nói cho đơn giản thì đây là bộ phận dùng để canh chỉnh thời gian.
Flyback Chronograph: Nghĩa tiếng anh của Fly là bay hoặc chạy, back dùng trong các trường hợp “quay lại” hoặc quay trở về. Cụm từ Flyback Chronograph theo thuật ngữ đồng hồ chính là “đếm ngược lại từ con số 0”.
Theo đó, những chiếc đồng hồ Chronograph có khả năng dừng kim giây, đưa về vị trí zero và khởi động lại kim giây chỉ với một lần bấm nút. Trong khi đó một chiếc đồng hồ Chronograph tiêu chuẩn thường yêu cầu bạn phải bấm lần một để dừng, bấm lần hai để đưa kim về vị trí zero và bấm lần ba để khởi động lại. Chức năng “flyback” rất hữu dụng để bấm giờ các hoạt động có thời gian lặp lại nhanh, ví dụ như các vòng của một cuộc đua.
Hiện nay chỉ có những dòng đồng hồ thể thao hiện đại với tính năng bấm giờ Chronograph mới được hỗ trợ thêm công cụ đếm ngược này.
Frequency: Đây là một trạng từ thường được dùng trong thì hiện tại để chỉ tần suất. Trong thuật ngữ của đồng hồ thì Frequency có ý nghĩa ám chỉ tần số dao động trên 1s. Đặc biệt là ở các đồng hồ Quartz chuyển động bằng các tinh thể thạch anh thì tần số dao động càng quan trọng hơn. Tần số được xác định càng cao thì độ chính xác về thời gian càng lớn.
Trên đây là tóm tắt về một số thuật ngữ thường được sử dụng ở một mẫu đồng hồ có thương hiệu bắt đầu bằng 3 chữ D, E, F. Việc nắm rõ ý nghĩa và công dụng của mỗi loại sẽ khiến cho việc mua sắm và sử dụng đồng hồ trở nên dễ dàng hơn. Vẫn còn rất nhiều thuật ngữ về đồng hồ nữa trong các bài viết chuyên đề của trang đồng hồ. Hãy cùng theo dõi LONGBACH để khôg bỏ lỡ những kiến thức thú vị nhé!