Vòng Bezel trên những chiếc đồng hồ cơ mang nét đẹp của cá tính nghệ thuật, vừa thu hút vừa tinh tế lạ mắt. Đối với nhiều người vòng bezel của đồng hồ mang sự quyến rũ bắt mắt, thôi thúc cảm giác sở hữu mạnh mẽ. Ngoài tác dụng thẩm mĩ, vòng Bezel (niềng) còn được sử dụng dùng để đo thời gian lặn, đo vòng đua, đếm xung, đo tốc độ, đo khoảng cách,… đây là các tính năng cực hữu ích và hết sức đặc biệt được trang bị thêm cho những cỗ máy thời gian .Biến chúng trở nên phức tạp, hiện đại và đa năng hơn hãy cùng tìm hiểu về chức năng bí ẩn của vòng Bezel và cách sử dụng những mẫu đồng hồ Bezel.
Vòng bezel là một loại vành kính đồng hồ hoặc niềng xoay một chiều, có các chữ số tương ứng với 60 phút. Nếu biết cách sử dụng, vòng bezel có thể mang tới những tính năng rất hữu ích như đo thời gian lặn, đo thời gian một vòng đua, đếm xung, tính toán số vòng đua, đo tốc độ và đo khoảng cách. Trên bề mặt vòng bezel được in hoặc khắc những chữ số hoặc vạch số, người dùng có thể xoay theo một hoặc hai chiều, hoặc cố định.
Chức năng GMT
Chức năng GMT (viết tắt của Greenwich Mean Time) hay còn gọi là Giờ thế giới là một tính năng khá khổ biến ở trên đồng hồ. Những chiếc đồng hồ có chức năng GMT sử dụng vòng Bezel được thiết kế chia 24 vạch – tương ứng với 24 múi giờ. Đồng thời mặt số hiện diện thêm một kim chỉ giờ GMT mang màu sắc khác biệt. Điều này làm cho đồng hồ trở thành chiếc đồng hồ có 2 múi giờ. Nếu ở trên mặt số đồng hồ có thêm một kim chỉ 24h, thì có thể tạo ra một múi giờ thứ 3 nữa. Vòng Bezel thường có hai màu, dùng để chỉ ngày và đêm. Để sử dụng được chức năng GMT của Bezel, thiết lập các vạch chỉ giờ trên Bezel đối diện với kim chỉ 24h cho thời gian tại múi giờ mà bạn muốn theo dõi. Rất dễ dàng, chỉ cần nhớ rằng kim 24h chỉ chạy một vòng trong một ngày.
– Thao tác sử dụng chức năng GMT với vòng Bezel
Bước 1: Kiểm tra, chính xác thang đo 24h giờ đang hiển thị giờ địa phương hiện tại của nơi bạn đang ở.
Bước 2: Tính toán giờ ở nơi mà bạn cần chuyển đổi rồi cộng hay trừ bao nhiêu so với giờ địa phương của bạn. Sau đó xong vòng Bezel sang trái hoặc sang phải từng đó nấc. Vậy là bạn đã có chiếc đồng hồ thứ 2, kim chỉ giờ GMT lúc này sẽ chỉ đúng múi giờ nơi bạn chuyển đổi và muốn xác định.
Bezel đếm lên với khung từ 0-60 (Count-Up Bezel With a 0-60 Scale)
Những vạch dấu trên Bezel thường xuất hiện trên các mẫu đồ hồ lặn. Với khung số từ 0-60 để chỉ số phút trong một giờ với mục đích theo dõi thời gian lặn ở dưới nước của người dùng. Người dùng có thể thiết lập các vạch đánh dấu zero đối diện với kim phút. Trong khi hoạt động, nhờ vào vòng Bezel, người đeo có thể dễ dàng đọc thời gian trôi qua mà không cần làm phép tính nào.
– Các thao tác khi sử dụng vòng Bezel lặn
Bước 1: Xoay vòng Bezel về vị trí vạch 0 sao cho trùng với kim phút như trên hình.
Bước 2: Theo dõi khoảng thời gian lặn bằng cách xác định vị trí của kim phút ứng với số bao nhiêu vòng Bezel. Thì đó chính là số phút lặn.
Bezel đếm xuống với khung từ 60-0 (Countdown Bezel With a 60-0 Scale)
Hình thức đối lập với Bezel đếm lên là Bezel đếm xuống với khung số đếm ngược, được sử dụng nhằm thiết lập thời gian còn lại trước hoặc trong một sự kiện. Bằng cách xoay Bezel có vạch số chỉ thời gian còn lại đối diện với kim phút. Khi kim phút chỉ đến số 0 trên khung số tức là bạn đã hết thời gian.
Chức năng La bàn (Compass)
Bạn là người đam mê phượt, hay tham gia các cuộc đi dã ngoại, du lịch ở xa và bạn ngại hay không biết sử dụng La bàn. Giải pháp, chỉ có thể là những chiếc đồng hồ được trang bị tính năng La bàn, giúp bạn xác định phương hướng một cách đơn giản, tiện lợi. Đầu tiên, hãy để ý xem vòng Bezel của bạn có thể xoay được 2 chiều và có 4 chữ cái N, E, S, W không?
Nếu có, thì là chiếc đồng hồ của bạn có chức năng La bàn. Những chữ cái viết tắt là dùng để chỉ cho bốn hướng Đông (E – East), Tây (W – West), Nam (S – South), Bắc (N – North).
– Cách xác định phương hướng trên vành Bezel, làm như sau:
Bước 1: Đảm bảo đồng hồ của bạn chạy đúng giờ và xác định bạn đang ở một trong là Bắc bán cầu hay Nam bán cầu.
Bước 2: Đặt chiếc đồng hồ trên bàn tay sao cho chỉ kim giờ chỉ về hướng mặt trời.
Bước 3: Nếu bạn ở Bắc bán cầu, xoay vòng Bezel đến khi chữ S nằm ở vị trí giữa kim giờ và mốc 12h. Thay vào đó là chữ N nếu bạn ở Nam bán cầu.
Bước 4: Dùng định hướng trên vòng Bezel sau khi điều chỉnh ở bước 3 để xác định hướng bắc, nam, tây, đông. Trong trường hợp bạn dùng la bàn để xác định hướng đi trong nhiều giờ, hãy thiết lập lại vòng Bezel mỗi giờ một lần.
Đo tốc độ (Tachymeter)
Một chức năng cũng khá phổ biến ở trên vòng Bezel là khả năng đo tốc độ, tương ứng gần giống với chức năng bấm giờ ở những mẫu đồng hồ Chornograph. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng chức năng này đa dạng hơn, có thể dùng tính toán đơn vị mỗi giờ ở trên một dây chuyền sản xuất, số pha ném bóng trên mỗi giờ trong một trận đấu bóng chày, hoặc tỷ lệ trung bình của một sự kiện nào lập đi lặp lại. Nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng để đo vận tốc, tốc độ của một vật thể.
Ví dụ: Sử dụng tính năng Tachymeter để do vận tốc của một ô tô đang chạy, bạn biết khoảng cách từ điểm bắt đầu với đích là 2km. Chỉnh kim giây Chronograph về vị trí số 0 giờ. Khi xe xuất phát ở vị trí A, bạn ấn bắt đầu để kim giây quay, khi xe đi đến đích là điểm B bạn nhấn kết thúc. Kim giây dừng lại chỉ thời gian trên mặt số trung tâm và chỉ tốc độ km/h của chiếc ô tô ở trên vòng Bezel.
Đo nhịp tim (Pulsometer)
Những chiếc vòng Bezel cố định Pulsometer xuất hiện ở dòng đồng hồ dành cho bác sĩ từ những năm 1940. Có chức năng giống với Tachymeter (đo tốc độ) được hiệu chỉnh đặc biệt để có thể sử dụng để đo nhịp tim. Đo chính xác nhịp tim của người bệnh bằng biệc sử dụng nút Chronograph thông qua việc theo dõi kim giây. Hệ thống thang đo Pulsometer ở vòng bezel được mặc định dùng với một số nhịp đếm cụ thể, thường là 15, 20 hoặc 30 nhịp.
Cách sử dụng chức năng Pulsometer:
Bước 1: Bấm nút chạy Chronograph bắt đầu khi phát hiện ra mạch đập của bệnh nhân và rồi bấm kết thúc sau khi đã đếm xong được số nhịp mặc định (thường là 15 hay 30).
Bước 2: Đọc giá trị kim Chronograph trên thang Pulsometer chính bằng với nhịp tim trên phút của người đo.
Đo khoảng cách (Telemeter)
Mục đích của chức năng này là dùng để sử dụng để đo khoảng cách giữa người đeo đồng hồ đến một vị trí khác mà có thể nhìn thấy học nghe thấy.
Ví dụ: Bạn muốn xác định khoảng cách từ vị trí của bạn đến nơi nhìn thấy tia sét, vậy bạn kích hoạt bộ bấm giờ Chronograph khi nhìn thấy tia sét và dừng bộ đếm Chronograph khi bạn nghe thấy tiếng sấm. Khi đó giá trị trên thanh Telemeter ứng với kim giây chính là khoảng cách bằng Km từ vị trí người đeo đồng hồ đến nơi xảy ra tia sét. Tốc độ của âm thanh phụ thuộc vào nhiệt độ không khí (bỏ qua các yếu tố về độ ẩm và độ cao ), do đó chức năng này hiệu chỉnh ở một nhiệt độ môi trường ổn định.
Chức năng tính toán chuyển đổi (Slide Rule)
Được đánh giá là chức năng phức tạp và khó sử dụng bậc nhất trên vành Bezel. Sử dụng 2 thang đo logarithmic – một thang cố định nằm trên vành ngoài của mặt số và một thang nằm trên Bezel có thể xoay 2 hướng để tính toán và chuyển đổi đơn vị.
Người ta sử dụng chức năng này trên vòng Bezel để xử lý tính toán: Tốc độ không khí, tốc độ/ thời gian lên cao, khoảng cách, mức tiêu thụ nhiên liệu, chuyển đổi – hải lí – dặm và chuyển đổi nhiên liệu gallon – lít. Dòng đồng hồ Bezel Slide Rule này khá phức tạp và ít được sử dụng phổ biến, thường chuyên dụng đặc thù cho phi công, lí hải quân.
Với những kiến thức cơ bản ở trên, giúp các bạn có thể hiểu và nắm rõ cách thức hoạt động và lợi ích của từng chức năng của mỗi loại vòng Bezel trên đồng hồ.