Trong từ điển đồng hồ, có khá nhiều thuật ngữ bắt đầu bằng chữ cái D. Vậy ký hiệu chữ D trong đồng hồ là gì?

Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của chữ D trên đồng hồ trong bài viết ngay dưới đây nhé.  Đặc biệt là các bạn newbie mới gia nhập vào thế giới đồng hồ thì lại càng không nên bỏ qua đâu nhé.

1. Ký hiệu chữ D trong đồng hồ có ý nghĩa gì?

Các ký hiệu trên đồng hồ thường là các chữ Tiếng Anh được tóm tắt để tiết kiệm diện tích trên đồng hồ. Phần lớn là họ sẽ dùng chữ cái đầu của mỗi từ cần viết tắt. Các chữ viết tắt cũng có thể là thương hiệu của nhà sản xuất loại đồng hồ đó.

Có thể chia các ký hiệu viết tắt đó thành ba loại là Màu sắc, Thương hiệu và Tính năng. Ký hiệu chữ D cũng là một trong những ký hiệu viết tắt của một từ ngữ tiếng Anh nào đó.

Những ký hiệu chữ D này có thể được hiển thị trên mặt số, ở nắp đồng hồ hay thậm chí bên trong máy đồng hồ. Những vị trí của chữ D này được xuất hiện dựa theo quy tắc của các nhà sản xuất đồng hồ hoặc của các thợ kim hoàn.

2. Giải mã những kí hiệu chữ D trong đồng hồ

– Daily Rate (Sai số trong ngày)

Daily rate là một thuật ngữ dùng để ám chỉ sự sai số chênh lệch về thời gian sau 24h hoạt động của đồng hồ. Sự sai số này có thể sẽ là vài giây trong một ngày sử dụng tùy theo chất lượng cũng như điều kiện của người đeo đồng hồ.

– Damaskeening

Damaskeening là kí hiệu cho các kiểu thiết kế hoặc các đường nét được khắc trên mặt chuyển động của đồng hồ. Nói một cách dễ hiểu hơn thì kí hiệu D – Damaskeening được dùng để chỉ về các hoa văn được chạm khắc trên các mặt của đồng hồ.

Thuật ngữ Damaskeening được sử dụng tại Mỹ. Ở châu Âu lại sử dụng các thuật ngữ khác như Fausses Cotes, Cotes de geneve hoặc Geneva Stripes. Các mẫu Damaskeening đầu tiên được sử dụng ở Mỹ vào những năm 1868-1869 bởi tổ chức US Watch Co of Marrion. Damaskeening có thể áp dụng trên một lớp mạ vàng hoặc một tấm niken.

– Date Display (Hiển thị ngày)

Date display là một thuật ngữ chỉ sự hiển thị ngày trên mặt của đồng hồ. Đặc biệt là những mẫu đồng hồ cơ, đĩa tròn hoặc thanh dài được nối với bộ chuyển động bằng bánh xe dẫn động.

Chức năng này được nối với cơ chế chuyển động đồng hồ nhờ các bánh răng. Có rất nhiều kiểu đặt date display trên đồng hồ khác nhau. Đa số những date display đều được để bên phải mặt hiển thị của đồng hồ.

– Day/Date Watch (Đồng hồ thứ/ngày)

Cũng tương tự như date display nên day/date watch là hiển thị của các ngày trong tuần. Loại hình này chỉ những đồng hồ đặc trưng mới sở hữu. Đa số người sử dụng cho rằng không cần thiết tới chức năng này của đồng hồ.

– Dial (Mặt đồng hồ)

Dial là thuật ngữ dùng để nói về chất liệu phủ trên mặt số đồng hồ. Dial trên một mẫu đồng hồ có thể được mạ bạc, tiện bằng máy, khắc, tráng men, mạ vàng, sơn hoặc gắn đá quý. Để xác định giá trị của đồng hồ thì Dial cũng là một chi tiết khá quan trọng.

– Digital (Kỹ thuật số)

Digital là thuật ngữ dành riêng cho các loại đồng hồ kỹ thuật số. Theo đó, thời gian sẽ được hiển thị qua một màn hình tinh thể lỏng (LCD) thay vì hiển thị bằng số và kim trên mặt số.

Digital cho phép đồng hồ hiển thị thời gian liên tục trên màn hình LCD hoặc qua màn hình tia âm cực (LED) để cho biết thời gian chính xác ngay khi ấn nút.

– Dual Timer (Đồng hồ kép)

Dual Timer hay còn gọi là đồng hồ kép. Là một loại đồng hồ đo thời gian địa phương tại thời điểm hiện tại và thời gian tại ít nhất một múi giờ khác.

Bộ phận báo thời gian bổ sung đó có thể là một mặt số giống hệt, một kim đồng hồ khác, những mặt số nhỏ, hoặc những phương tiện khác. Loại đồng hồ dual timer này có thể vừa chỉ giờ địa phương và cũng vừa có thể cung cấp một múi giờ của nơi hoàn toàn khác.

Những chiếc đồng hồ Dual Timer là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người dùng hay phải đi công tác và di chuyển liên tục qua các nước trên thế giới.

– Diving Watch (Đồng hồ lặn)

Đây là thuật ngữ chỉ loại đồng hồ đeo tay được chế tạo đặc biệt chống nước. Nói một cách cụ thể hơn là thiết kế cho những người dùng thường xuyên phải lặn sâu dưới nước.

Đồng hồ lặn được thiết kế vừa vặn với nút vặn bằng vít và gờ lắp kính đơn hướng để tính phút. Đồng hồ này dùng để tính tổng thời gian người thợ lặn ở dưới nước. Đồng hồ này chịu được áp suất nước cao, một số loại có thể lên tới 50 ATM (500m).

Trên đây là những thông tin về ký hiệu chữ D có trong đồng hồ và những nơi ký hiệu đó xuất hiện mà LONGBACH muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về các ký hiệu chữ D cũng như thông tin mà các ký hiệu đó mang lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *