Kính đồng hồ được ví như một chiếc khiên bảo vệ mặt số khỏi những va đập, trầy xước do người đeo vô tình tác động vào hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Hiện nay, trên thị trường đang sử dụng 3 loại kính thông dụng nhất là: kính Mica, kính sapphire, kính Mineral Glass, ngoài ra, không thể không kể đến loại kính Hardlex Crystal được xem là lợi thế độc quyền của Seiko. Vậy các loại kính này có ưu điểm và nhược điểm gì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Kính Mica: Thực chất đây không phải là kính mà là loại nhựa tổng hợp trong suốt. Trong thang đo độ cứng, Mica chỉ đạt con số khá nhỏ là 300 viker (đơn vị đo độ cứng, viết tắt: VK). Vậy nên nhược điểm của nó là chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng sẽ bị mờ dần, trầy xước, nhìn rất mất thẩm mỹ.
Ưu điểm:
– Giá thành rẻ.
– Có độ trong suốt tự nhiên.
– Mặt kính lồi đặc trưng giúp tôn vinh lên vẻ đẹp “cận cảnh” của đồng hồ.
Nhược điểm:
– Độ cứng chỉ đạt 300 vicker (VK) – đây là con số khá nhỏ, nên sau một thời gian sử dụng kính sẽ bị mờ, trầy xước và nhìn khá xấu.
Kính Sapphire: Kính sapphire thường được các thương hiệu sử dụng trong các mẫu đồng hồ cao cấp. Độ cứng của nó chỉ đứng sau kim cương (độ cứng của sapphire ~ 1000 VK , Kim cương ~ 2000VK). Tuy nhiên, nếu bị cọ xát với các vật cứng hơn như kim cương hoặc độ cứng ngang bằng như sapphire, kể cả độ cứng thấp hơn như thạch anh, hoàng ngọc thì nó cũng sẽ gây hư hại.
Ưu điểm:
– Có khả năng chống ăn mòn.
– Có khả năng chống trầy xước cực tốt.
– Hầu như không thể phá vỡ.
– Độ trong của kính cực tốt.
Nhược điểm:
– Giá thành cao.
– Khi bị xước thì chỉ có thể thay mới.
Kính Mineral Glass (hay còn gọi là kính cứng): Trong ngành chế tác đồng hồ thường gọi quen là mặt kính khoáng, hay kính cứng. Kính cứng ra đời bằng cách tận dụng ưu điểm không trầy xước và khắc nhục nhược điểm giòn của kính sapphire. Vì vậy, kính cứng có độ cứng rất cao, khó bị vỡ khi va chạm. Đặc biệt, nếu trong trường hợp mặt kính cứng bị trầy xước thì chỉ cần đánh bóng là đã sáng đẹp như mới với chi phí chỉ vài chục ngàn. Với ưu điểm này, mặt kính cứng được các hãng đồng hồ ưu tiên lựa chọn làm chất liệu cho mặt kính đồng hồ thương hiệu mình, nhiều nhất là các dòng sản phẩm tầm trung. Không chỉ vậy, nhiều người am hiểu về đồng hồ luôn rất thích sở hữu những chiếc đồng hồ mặt kính cứng.
Ưu điểm:
– Giá thành rẻ.
– Rất dễ dàng mua tại các trung tâm sửa chữa đồng hồ
– Dễ dàng đánh bóng như mới khi bị trầy.
– Độ cứng tốt – khả năng chịu va đập tốt.
– Độ trong suốt tốt.
Nhược điểm:
– Thay thế kính khó khăn vì rất dễ bị nứt và bể.
– Dễ bị trầy xước.
Kính Hardlex Crystal : Hardlex Crystal có nghĩa là tinh thể Hardlex, chất liệu kính thủy tinh khoáng cường lực độc quyền của thương hiệu đồng hồ Seiko. Chất liệu này là một loại thủy tinh Borosilicate – thủy tinh phòng thí nghiệm được bổ sung thêm phụ gia nhằm tăng độ cứng. Độ cứng trên thang đo độ cứng Mohs của Hardlex Crystal đạt hơn 7.5 điểm cao hơn so với loại kính khoáng chất và chỉ thua sapphire. Tuy nhiên, dù độ cứng không thể so sánh với kính Sapphire nhưng với cấu trúc tinh thể bền vững hơn nên khả năng chịu va đập hay chấn động của kính Hardlex cũng tốt hơn khi ở cùng một độ dày. Ưu điểm nối bật của kính Hardlex là khả năng chống trầy, chống rạn nứt và khả năng chống nước, chịu mài mòn tốt. Đặc biệt, với ưu điểm vượt trội hơn so với các loại kính khác song giá thành của nó không bị đội lên quá cao.
Ưu điểm:
– Có khả năng chịu va đập và chấn động tốt.
– Có khả năng chống trầy xước.
– Giá thành thấp.
– Độ trong suốt tốt.
– Có thể đánh bóng được.
Nhược điểm:
– Là loại kính độc quyền của Seiko nên rất khó để mua.
– Thay thế kính Hardlex Crystal cũng rất khó khăn vì dễ bị nứt và bể.