Trong khi dòng đồng hồ Quartz đại diện cho sự chính xác và vận hành hiệu quả, thì tượng trưng của những chiếc đồng hồ cơ học lại là nét đẹp nghệ thuật chế tác. Rotor và nhiều chi tiết khác đều đem lại vẻ đẹp cổ điển và trang nhã cho một chiếc đồng hồ cơ.

Trong chiếc đồng hồ đeo tay hiện đại, Rotor là bộ phận xúc tác quan trọng. Cơ chế lên cót tay tự động này được sáng chế bởi một người thợ làm đồng hồ Thụy Sỹ, Abraham-LouisPerrelet vào khoảng năm 1770. Hãy cùng khám phá chi tiết quan trọng này!

Ban đầu, cơ chế lên cót tay – rotor được sử dụng trong những chiếc đồng hồ bỏ túi. Trong thời điểm đầu này, người dùng phải lên dây cót liên tục 15 phút để tạo ra nguồn năng lượng cho đồng hồ hoạt động trong vòng 8 ngày.

Phải mãi sau này, cơ chế lên cót tự động mới được ứng dụng trong những chiếc đồng hồ cơ học. Chiếc đồng hồ này vừa có thể lên cót tay và lên cót tự động, việc lên cót tay sẽ làm tăng thời lượng cót của đồng hồ thêm 2 ngày.

Rotor sẽ hoạt động để tạo ra năng lượng cho dây cót đồng hồ. Sau đó, nguồn năng lượng này sẽ kích hoạt các bánh răng, tạo ra một lực khiến bộ kim chuyển động. Giống một chiếc đồng hồ được lên dây cót bằng tay, sợi dây tóc trong một chiếc đồng hồ tự động sẽ mất năng lượng nếu không được lên dây.

Như vậy, mỗi chiếc đồng hồ thời điểm này buộc phải có một cơ chế lên cót bằng tay hoặc là nó sẽ ngừng hoạt động. Và vấn đề này đã được giải quyết kể từ khi đồng hồ Quartz xuất hiện – một bước đi hi sinh nghệ thuật để đảm bảo tính chính xác của trong giới đồng hồ.

Rotor chính là chìa khóa để một chiếc đồng hồ hiện đại vận hành. Thời gian đỉnh cao của những chiếc đồng hồ tự động rơi vào những năm 1960. Vào thời điểm đó, rào cản chính của sự phát triển hơn nữa của dòng đồng hồ này là cân nặng và kích thước của rotor đồng hồ. Phải đến sau này, chúng mới được thiết kế nhỏ hơn đặt vừa vặn bên trong bộ máy đồng hồ.

Đó là lý do hầu hết những chiếc đồng hồ hiện đại lại dày hơn những chiếc đồng hồ bỏ túi. Phải khẳng định rằng, những người thợ đồng hồ đã khá thành công trong việc duy trì kiểu dáng cổ điển, kích thước phù hợp với hầu hết trong thiết kế những chiếc đồng hồ cơ.

Dĩ nhiên, không thể bỏ qua đồng hồ quartz đã có thời kì hoàng kim, làm mưa làm gió trong giới đồng hồ, khiến những chiếc đồng hồ cơ bị lu mờ trong giai đoạn 1970 đến những năm 1980.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *