Rotating Bezel là gì? Những điều cần biết về Vòng Bezel trong đồng hồ

09:58 12/05/2019
lbwm Rotating Bezel là gì? Những điều cần biết về Vòng Bezel trong đồng hồ

Hầu như trên tất cả đồng hồ lặn ngày nay đều có vành/viền/vòng xoay được. Vậy nguyên nhân vì sao vòng bezel đồng hồ lại được tạo ra cùng lịch sử hình thành và phát triển của nó? Hãy cùng khám phá lịch sử ra đời và công dụng của vòng bezel xoay trên đồng hồ lặn.

Lịch sử Vòng Bezel xoay:

Vào khoảng năm 1957, thợ lặn biển sử dụng bộ đồ lặn cao su với chân vịt lặn, đai gắn chì, mặt nạ thở, thiết bị thở dưới nước (tức SCUBA trong đó có bình khí nén, vòi thở…), … Và trên cổ tay, ắt phải có thêm la bàn, đồng hồ đo độ sâu cùng một chiếc đồng hồ lặn có dạ quang sạc bằng ánh sáng mạnh.

 Thợ lặn sẽ lần lượt đeo mặt nạ thở rồi đến thiết bị thở dưới nước, đai gắn chì, la bàn, đồng hồ đo độ sâu, đồng hồ lặn lên cổ tay và cho mặt đồng hồ lặn (các chi tiết sơn dạ quang) sẽ được cho tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Sau khi liếc qua vai một lần cuối để kiểm tra xong, người thợ lặn sẽ lập tức xoay vòng bezel trên chiếc đồng hồ lặn sao cho điểm đánh dấu của nó trùng với kim phút rồi kéo mặt nạ thở xuống đúng vị trí và bắt đầu lặn.

Từ đây, ta có thể thấy vòng bezel xoay đơn giản này là đặc điểm nổi bật của đồng hồ lặn, dường như nó luôn tồn tại trên những thiết bị thời gian đeo tay này từ rất lâu rồi. Nhưng trên thực tế, đến đầu những năm 50 thì vòng bezel đồng hồ lặn mới được xem là thành phần cần thiết.

Khi SCUBA được phát minh, độ sâu lặn, thời gian lặn không ngừng tăng lên và thể theo nguyện vọng của những thợ lặn scuba ban đầu, những người cần một cách gì đó để theo dõi “thời gian dưới nước” (bottom time) của họ.

Kể từ đó, vòng bezel xoay trên đồng hồ lặn đã ra đời, đã thay đổi, cải thiện dần để đưa vào vô số các hình thức mẫu mã đồng hồ lặn. Tuy nhiên, trớ trêu là ngày nay thì mục đích ban đầu mà vòng bezel đồng hồ lặn được phát minh ra lại rắc rối khó sử dụng và hầu như đã bị thay thế bởi các thiết bị máy tính lặn kỹ thuật số.

Nhưng dù vậy, vòng bezel xoay trên đồng hồ lặn vẫn là một tính năng mang tính đặc thù với mức độ phổ biến hàng đầu. Hơn thế, vòng bezel đồng hồ lặn còn là một biểu tượng của các cuộc phiêu lưu mạo hiểm và vẻ ngoài mạnh mẽ rắn rỏi.

Sự ra đời và công dụng của Vòng bezel trên đồng hồ lặn:

- Mặc dù lịch sử vòng bezel đồng hồ lặn thường được xem là bắt đầu vào đầu những năm 1950 nhưng vòng bezel xoay được trên đồng hồ đã xuất hiện trước đó những 20 năm trên Rolex Zerographe ref. 3346 Rolex siêu hiếm giới thiệu năm 1937.

- Rolex Zerographe ref. 3346 cũng được xem là đồng hồ có vòng bezel xoay được đầu tiên và cũng là chiếc đồng hồ Rolex đầu tiên có tính năng này. Dĩ nhiên, nó không phải là đồng hồ lặn dù có vòng bezel xoay cho biết phút tương tự bezel lặn.

- Vòng bezel đồng hồ lặn đầu tiên đã xuất hiện vào năm 1953 trên Blancpain Fifty Fathoms, một chiếc đồng hồ lặn quân sự được thiết kế cho người nhái Hải quân Pháp. Không chỉ vậy, ngày nay Blancpain Fifty Fathoms còn được xem là đồng hồ lặn thực sự đầu tiên của thế giới cùng Zodiac Sea Wolf (ra đời 1953 nhưng không nổi tiếng).

- Trang bị vòng bezel xoay được cùng nhiều đặc tính hỗ trợ cho việc lặn sâu khác, Blancpain Fifty Fathoms cùng với Rolex Submariner (1954) đã trở thành nguyên mẫu cho hầu như tất cả những chiếc đồng hồ lặn thế hệ sau này, thậm chí cả hai đã đi vào ISO 6425, tiêu chuẩn quốc tế dành cho đồng hồ lặn hiện đại.

- Còn bây giờ, để hiểu vì sao vòng bezel đồng hồ lặn lại cần thiết cho một thợ lặn, hãy cùng theo dõi công dụng ban đầu là theo dõi “bottom time” và cách thức hoạt động của nó ngay bên dưới.

Cách thức hoạt động của Vòng bezel

- “Bottom time” – thời gian dưới nước, là điều quan trọng mà thợ lặn cần theo dõi. Nguyên nhân là ở một độ sâu nào đó đều có số phút tối đa thợ lặn được phép ở lại mà không làm cơ thể tích tụ nitơ vượt quá giới hạn an toàn (thời gian này còn gọi là Giới Hạn Không Giảm Áp tức “no-decompression limit”).

- Do đó, khi lặn ở mỗi độ sâu, thợ lặn đều phải chú ý đến “Giới Hạn Không Giảm Áp”. Có một phép nhớ chung cho điều này là “120 Rule” (nghĩa là quy tắc 120), cứ lấy 120 trừ đi độ sâu tối đa (tính bằng feet) sẽ ra số phút có thể ở độ sâu đó.

- Theo đó, khi lặn sâu 80 feet, Giới Hạn Không Giảm Áp là 40 phút, và ở đây, bổn phận của vòng bezel đồng hồ lặn đó là hiển thị cho bạn biết thời gian đã trôi qua được bao lâu kể từ khi ở độ sâu này.

- Nếu không tuân thủ Giới Hạn Không Giảm Áp, thợ lặn không thể nổi thẳng lên mặt nước mà phải dừng lại vài phút mỗi chặng có độ sâu giảm dần để giảm áp (để cho phân tử nitơ tích tụ trong cơ thể dần thoát ra ngoài).

- Trực tiếp nổi lên mà không trải qua giảm áp sẽ khiến cơ thể bị bệnh giảm áp: ngứa râm ran tứ chi, đau đầu, đột quỵ, vỡ mạch máu phổi và đau khớp, rất dễ tử vong. (Và hy vọng rằng lượng oxy còn lại trong bình dưỡng khí đủ dùng trong thời gian giảm áp nữa đấy).

- Những khoảng thời gian giảm áp này cũng cần được theo dõi, và một lần nữa, vòng bezel đồng hồ lặn sẽ hỗ trợ cho chúng. Đây là nguyên nhân vì sao khá nhiều vòng bezel đồng hồ lặn hiện đại sử dụng màu sáng hoặc chia các vạch nhỏ cho khoảng 15 hoặc 20 phút đầu tiên của khung thời gian.

Ngày nay, các thiết bị kỹ thuật số đã làm tất cả các phép tính mà thợ lặn cần nhưng khoảng cuối những năm 1980 trở về trước, vòng bezel xoay theo dõi thời gian trôi qua trên đồng hồ lặn vẫn là biểu tượng của hiện đại và nghệ thuật, điều này đã kéo dài khoảng 30 năm kể từ khi nó ra đời.

Đối với một ngành công nghiệp tự hào về những bộ máy phức tạp để giải quyết vấn đề, vòng bezel xoay của đồng hồ lặn đơn giản một cách tàn nhẫn. Tuy nhiên, xuyên suốt lịch sử, các thợ đồng hồ vẫn không ngừng thay đổi và cải tiến nó mặc dù những chiếc vòng bezel đầu tiên trên đồng hồ đã làm việc rất tốt.

Rotating Bezel là gì? Những điều cần biết về Vòng Bezel trong đồng hồ
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hotline: 0786183888