Với nhiều kiểu dáng sang trọng, Đồng hồ cơ vẫn là sản phẩm yêu thích của các doanh nhân, các bạn trẻ yêu thích sự cổ điển. Đồng hồ cơ còn được xem là tinh hoa của nghệ thuật chế tác đồng hồ, được lắp ráp từ các chi tiết thuần cơ khí, năng lượng hoạt động hoàn toàn tồn tại dưới dạng cơ năng, Đồng hồ cơ không dùng pin hay bất cứ thiết bị điện tử nào cả. Hàng trăm chi tiết chứa đựng trong một tiết diện vẻn vẹn vài centimet, điều gì khiến chúng chuyển động một cách thần kỳ đến vây?
Cấu tạo của Đồng hồ cơ gồm 5 bộ phần chính cơ bản:
– Bộ phận cung cấp năng lượng (enegy):
– Các bánh răng (wheel)
– Bộ thoát (escapement)
– Bộ phận điều khiển (controller)
– Bộ phận chỉ thời gian (time indicator)
Hoạt động dựa trên sự cung cấp năng lượng bởi dây cót – không sử dụng năng lượng điện. Dựa vào cách nạp năng lượng cho cót mà người ta chia đồng hồ đeo tay lên dây cót thành 2 loại:
Handwinding (dây cót bằng tay): hoạt động như sau: Xoay núm chỉnh giờ để cuộn dây tóc, giúp cho dây tóc hấp thụ năng lượng, những tàu bánh răng chuyển năng lượng ra bộ thoát từ đó phân bố năng lượng cho bánh xe cân bằng, bánh xe cân bằng sử dụng năng lượng được điều chỉnh để dao động qua lại với tốc độ không đổi, sau một số lượng nhịp nhất định, bánh răng điều khiển mặt số chuyển động, chuyển hóa năng lượng tới kim đồng hồ, kim đồng hồ xoay.
Chi tiết các thành phần của Đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay:
– Núm chỉnh giờ: Núm chỉnh giờ nằm ở bên cạnh đồng hồ, sử dụng để điều chỉnh thời gian. Nó cũng có thể xoay để lên dây cho đồng hồ chạy.
– Dây cót: Dây cót là nguồn năng lượng của bộ máy vận hành. Năng lượng động học từ việc vặn núm chỉnh giờ được chuyển tới dây cót, dây cót cuốn càng chặt thì năng lượng càng nhiều.
– Chuỗi bánh răng: Truyền năng lượng lưu trữ từ dây tóc tới bộ thoát qua hàng loạt bánh răng nhỏ.
– Bộ thoát: Bộ thoát hoạt động gống như bộ phanh, lấy năng lượng truyền từ dây cót qua những bánh răng và truyền tới bánh xe cân bằng.
– Bánh xe cân bằng: Đây được coi như trái tim của cỗ máy, nhận năng lượng từ bộ thoát. Bánh xe cân bằng dao động trong một chuyển động tròn từ 5 đến 10 lần mỗi giây. Người thợ chế tác có thể làm cho bánh xe cân bằng dao động nhanh hoặc chậm hơn, sẽ khiến cho chiếc đồng hồ chạy nhanh hoặc chậm hơn.
– Bánh răng điểu khiển mặt số: Hàng loạt bánh răng truyền tải mức năng lượng đều nhau từ bánh xe cân bằng tới các kim đồng hồ, khiến chúng di chuyển.
– Chân kính: Những viên ruby nhân tạo sẽ được đặt ở các điểm có độ ma sát cao. Có tác dụng như vòng bi để giảm ma sát và mài mòn kim loại, chúng cải thiện hiệu suất và độ chính xác của cỗ máy vận hành. Những viên ruby được sử dụng làm chân kính bởi chúng có khả năng hấp thụ nhiệt tốt và cực kì cứng.
Automatic (lên dây cót tự động): bộ máy cơ tự động lên dây cót khi đeo đồng hồ trên tay, năng lượng sẽ được sản sinh khi tay chuyển động.
Nguyên lý hoạt động Automatic (lên dây cót tự động):
– Hoạt động của cổ tay khiến cho rotor xoay, hoặc việc vặn núm chỉnh giờ sẽ giúp cho dây cót hấp thụ năng lượng.
– Những chuỗi bánh răng chuyển năng lượng ra bộ thoát
– Bộ thoát phân bố năng lượng cho bánh xe cân bằng
– Bánh xe cân bằng sử dụng năng lượng được điều chỉnh để dao động qua lại với tốc độ không đổi
– Với số lượng nhịp đập nhất định, bánh răng điều khiển mặt số chuyển động, chuyển hóa năng lượng tới kim đồng hồ
– Kim đồng hồ xoay
Các thành phần chính của Automatic (lên dây cót tự động):
– Núm chỉnh giờ: Núm chỉnh giờ là vòng phía bên cạnh của đồng hồ, sử dụng để điều chỉnh thời gian. Nó cũng có thể xoay để lên dây cho đồng hồ chạy giống với đồng hồ lên cót tay.
– Rotor: Rotor là một miếng kim loại hình bán nguyệt, gắn liền với cỗ máy vận hành tại trung tâm và có thể xoay tự do 360 độ khi cổ tay di chuyển. Rotor được kết nối với dây cót bằng một loạt bánh răng và khi nó chuyển động, nó sẽ cuộn dây cót, tạo nên năng lượng cho chiếc đồng hồ. Rotor được trang bị một bộ ly hợp có tác dụng làm rotor rời ra ngay khi dây cót đã được cuộn đủ.
– Dây cót: Dây cót là nguồn năng lượng của bộ máy vận hành. Năng lượng động học từ việc lên cót của núm chỉnh giờ được chuyển tới dây tóc cuộn lõi xoắn, lưu trữ năng lượng bằng cách cuộn chặt hơn.
– Chuỗi bánh răng: Truyền năng lượng lưu trữ từ dây tóc tới bộ thoát qua hàng loạt bánh răng nhỏ.
– Bộ thoát: hoạt động gống như bộ phanh, lấy năng lượng truyền từ dây tóc qua những bánh răng và đẩy nó tới những bộ phận khác
– Bánh xe cân bằng: Đây được coi như trái tim của cỗ máy, nhận năng lượng từ bộ thoát. Bánh xe cân bằng đập hoặc dao động trong một chuyển động vòng tròn khoảng 5 đến 10 lần mỗi giây. Người thợ chế tác có thể làm cho bánh xe cân bằng dao động nhanh hoặc chậm hơn, sẽ khiến cho chiếc đồng hồ chạy nhanh hoặc chậm hơn.
– Tàu bánh răng điểu khiển mặt số: Hàng loạt bánh răng truyền tải mức năng lượng đều nhau từ bánh xe cân bằng tới các kim đồng hồ, khiến chúng di chuyển.
– Chân kính: Những viên đá ruby được đặt ở các điểm có độ ma sát cao. Được sử dụng làm vòng bi để giảm ma sát và mài mòn kim loại, chúng cải thiện hiệu suất và độ chính xác của cỗ máy vận hành. Những viên ruby được sử dụng làm chân kính bởi chúng có khả năng hấp thụ nhiệt tốt và cực kì cứng.
Từ sự chuyển động của bộ máy cơ đồng hồ, ta mới thấy được trí tuệ sáng chế tuyệt vời của con người, cũng như những đôi bàn tay chế tác cực kỳ khéo léo, tinh xảo với khả năng gia công với độ chính xác hoàn hảo đối cho những bộ phận cực kỳ tinh vi từ những người thợ lành nghề. Mỗi chiếc đồng hồ cơ chính là thành quả từ những nỗ lực cải tiến của hàng ngàn con người qua hàng thế kỷ.