Chronometer là gì? Cách nhận biết đồng hồ Chronometer

04:01 06/05/2019
lbwm Chronometer là gì? Cách nhận biết đồng hồ Chronometer

Chronometer là đồng hồ có bộ máy cơ được cấp chứng nhận của Viện Kiểm định Chronometer chính thức Thụy Sĩ  (ký hiệu là COSC). Nó thể hiện rằng những mẫu đồng hồ cơ sở hữu tính năng đặc biệt này sẽ có độ chính xác cao hơn đồng hồ máy cơ bình thường và để được công nhận là chiếc đồng hồ có tính năng chronometer, chúng sẽ phải trải qua những quy trình kiểm định cực kỳ nghiêm ngặt để đạt được kết quả sai số -4/+6 giây/ ngày.

Thuật ngữ “Chronometer” là một loại đồng hồ được kiểm tra và chứng nhận để đáp ứng các tiêu chuẩn chính xác nhất định. Tại Thụy Sỹ, chỉ có những chiếc đồng hồ được chứng nhận bởi COSC mới được sử dụng từ “Chronometer” ký hiệu trên mặt hoặc sau nắp lưng đồng hồ. Ngoài ra, nếu mua những mẫu đồng hồ này sẽ được phát kèm một giấy chứng nhận COSC.

Thuật ngữ “Chronometer” được phát minh bởi Jeremy Thacker của Beverley vào năm 1714 tại Anh. Thời điểm này, chronometer được dùng để mô tả một chronometer biển dùng để điều hướng thiên văn và xác định kinh độ. Đến năm 1730, John Harrison đã phát minh ra chiếc máy đo hàng hải. Đây là lần đầu tiên trong loạt các máy đo thời gian cho phép điều hướng biển chính xác. Từ đó trở đi, một máy đo thời gian chính xác là điều thiết yếu đối với tàu biển biển hoặc hàng không từ tầm nhìn.

Được thành lập vào năm 1973, Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres (COSC) là một tổ chức phi lợi nhuận Thụy Sĩ có nhiệm vụ kiểm tra máy đồng hồ Thụy Sĩ. COSC được thành lập bởi năm nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ; Bern, Geneva, Neuchâtel, Solothurn và Vaud, cùng với Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ (FHS).

Hiện nay, các thử nghiệm của COSC thường áp dụng cho đồng hồ được sản xuất/lắp ​​ráp tại Thụy Sĩ. Mặc dù vậy, tiêu chuẩn của họ cũng được định nghĩa theo tiêu chuẩn quốc tế dưới dạng ISO hoặc DIN. Trong đó, tiêu chuẩn Chronometer tương đương với tiêu chuẩn ISO 3159 cho máy cơ và ISO 10.553: 2003 cho máy pin.

Ba phòng thí nghiệm hiện kiểm tra bộ máy gửi đến đạt tiêu chuẩn Chronometer được đặt tại Biel/Bienne, Saint-Imier/BE và Le Locle. Một số thương hiệu sở hữu nhiều đồng hồ ChronometerRolex, Breitling, Omega, Tag Heuer và các bộ máy máy ETA.

Để đạt được chứng nhận Chronometer, các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ gửi bộ máy của mình đến COSC. Đây là một tổ chức kiểm tra độ chính xác đồng hồ độc lập, phi lợi nhuận có trụ sở tại Geneva, để thử nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO và DIN. Và để đạt độ chính xác gần như tuyệt đối được công nhận bởi COSC, một bộ máy không chỉ được làm từ các chất liệu cao nhất mà còn phải trải qua quá trình chế tác tỉ mẩn, nghiêm ngặt dưới bàn tay của những nghệ nhân tài ba.

Để có được chứng nhận danh giá này, các mẫu đồng hồ phải trải qua bài kiểm tra gồm 7 tiêu chí sau:

- Tốc độ chạy trung bình/ngày: Đồng hồ chỉ được phép sai lệch từ -4 đến +6 giây/ngày. Phép đo này sẽ được thực hiện trong vòng 10 ngày và lấy kết quả trung bình.

- Tốc độ thay đổi trung bình: Trong 10 ngày thực nhiệm, COSC sẽ theo dõi đồng hồ ở 5 vị trí đặt khác nhau: 2 vị trí nằm ngang và 3 vị trí đặt thẳng đứng. Nếu độ sai lệch trung bình không quá 2 giây/ngày thì mẫu đồng hồ vượt qua bước kiểm tra này.

- Tốc độ thay đổi lớn nhất: Sau khi kiểm tra sự thay đổi ở 5 vị trí khác nhau, kết quả đạt được phải nhỏ hơn 5 giây/ngày.

- Hiệu của 2 giá trị trung bình theo chiều thẳng đứng và chiều nằm ngang chỉ được sai lệch từ -6 đến +8 giây.

- Chênh lệch Sự khác nhau giữa tốc độ lớn nhất trong ngày với tốc độ trung bình trong ngày không quá 10s/ngày.

- Chênh lệc thời gian tại 8oC và 38oC không vượt quá 0,6 giây mỗi ngày (thực hiệp phép đo trong vòng 10 ngày).

- Sai số lũy tiến: độ sai lệch không được > 5 giây / ngày và được tính bằng trung bình cộng sai số của ngày đầu tiên và ngày của cùng trong 10 ngày thử nghiệm.

Cách nhận biết đồng hồ Chronometer

Để có thể nhận biết một chiếc đồng hồ có đạt được chứng nhận của COSC về chất lượng, độ chính xác hay không, chúng ta cần quan sát tại mặt đồng hồ, vỏ, hộp hay trên máy hoặc giấy chứng nhận đi kèm có khắc hoặc in dòng chữ Chronometer hoặc Chronometre.

Tuy nhiên, cùng một mẫu mã, cùng một dòng sản phẩn hay cùng một thương hiệu nhưng không phải chiếc đồng hồ nào cũng có được chứng nhận này. Chính vì thế, khi mua đồng hồ, chúng ta cần quan sát kỹ và tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan.

Một số hãng đồng hồ có được chứng nhận Chronometer đó là Rolex, Breitling, Omega, Panerai hay TAG Heuer. Tuy nhiên không phải 100% sản phẩm của những hàng này đều được chứng nhận Chronometer ngoại trừ Breitling. Nếu lo ngại việc làm giả chứng nhận thì hãy chọn thương hiệu Breitling bởi vì tất cả các sản phẩm của hãng này đều được kiểm tra và đạt chuẩn mới được hãng đưa ra thị trường.

Chronometer là gì? Cách nhận biết đồng hồ Chronometer
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hotline: 0786183888