Không phải dân chơi đồng hồ nào cũng hiểu hết được các thuật ngữ về đồng hồ và đối với những người mới tham gia thú chơi đồng hồ thì càng không hiểu.Ngay như Bracelet là gì? cũng không phải ai cũng biết. Đối với thời trang thì Bracelet được chỉ vòng tay trang sức nhưng đối với đồng hồ thì cụm từ này muốn nói tới điều gì? Hãy đi tìm lời giải trong bài viết dưới đây.
Bracelet là một bộ phận quan trọng không kém của một chiếc đồng hồ đeo tay. Nó giúp chiếc đồng hồ của bạn trở lên chắc chắn. Hơn nữa, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lên thẩm mỹ của cỗ máy thời gian. Nói tới đây thì chắc nhiều anh em đã đoán ra được Bracelet là thuật ngữ dùng để nói tới bộ phận nào trên đồng hồ. Bracelet chính là: dây đeo đồng hồ.
Có rất nhiều loại chất liệu để các nhà sản xuất lựa chọn làm dây đeo. Dưới đây, sẽ điểm danh những dây đeo theo từng loại chất liệu tạo nên nó.
1. Dây kim loại
Nhắc đến dây đeo kim loại thì 99% người dùng đều nghĩ tới chất liệu thép không gỉ hay inox cao cấp. Tuy nhiên, dây đồng hồ kim loại không chỉ có vậy.
– Dây đeo Inox – Thép không gỉ:
Những dây đeo được làm từ chất liệu này được gọi là Stainless Steel. Ưu điểm lớn nhất của loại dây này đó chính là bền, không bị oxi hoá bởi hoá chất và có một màu sáng bóng đặc trưng.
Dây Stainless Steel có 2 xu hướng thiết kế đó là: mỏng, nhẹ và ôm tay đối với những mẫu đồng hồ nữ và to bản, mạnh mẽ đầy nam tính đối với những mẫu đồng hồ nam.
Mọi người có thắc mắc khi một vài mẫu Bracelet có màu vàng nhưng vẫn được nhà sản xuất ghi là chất liệu thép không gỉ 316L. Thực chất thì nó chỉ là một lớp mạ vàng 14K, 18K hay 24K và thường được mạ theo công nghệ PVD. Dù chỉ được mạ nhưng với những công nghệ mạ tiên tiến cao cấp thì màu vàng này luôn bền và không hề thua kém những sợi dây được làm từ vàng nguyên chất.
– Dây đeo Titanium:
Về bản chất, Titanium là một hợp kim, chính vì thế mà nó cũng thuộc dây đeo kim loại. Khác với Inox, Titanium có độ cứng gấp 5 lần và nhẹ hơn 40% nên đây cũng là một chất liệu được nhiều hãng sản xuất đồng hồ đeo tay sử dụng. Bên cạnh đó, chất liệu này còn có tính trơ, không bị ăn mòn bởi muối hay axit, đồng thời có khả năng chống xước cao. Chính vì thế mà chất liệu này chỉ được sử dụng trên những mẫu đồng hồ cao cấp.
Đánh giá chung về những dây đeo kim loại thì đây là một Bracelet đầy sự chững chạc, sang trọng. Những mẫu đồng hồ sử dựng loại dây này thường thích hợp với những người đã và đang đi làm. Còn về cách vệ sinh và bảo quan thì dây đeo kim loại rất dễ vệ sinh và bảo quan. Không bị ảnh hưởng nhiều của môi trường, có thể chịu được nước nên khi có những vết bẩn, anh em chỉ cần rửa hoặc lau với nước lau chuyên dụng.
2. Dây da – Leather Band
Trong giới đồng hồ, dây da đang được ưu chuộng bởi sự trẻ trung, năng động, phù hợp với mọi lứa tuổi, có nhiều màu sắc và dễ dàng kết hợp với nhiều trang phục. Với mỗi mặt đồng hồ khác nhau thì dây da lại mang đến những phong cách khác nhau từ thanh lịch, sang trọng cho đến cá tính, bụi bặm. Hơn nữa, dây da cũng rất dễ dàng sự dụng, điều chỉnh kích thước mà không gây khó chịu cho người sử dụng. Có lẽ, chính vì những lý do này mà Leather Band ngày càng được nhiều nhà sản xuất sử dụng.
Dây da thì có 2 loại là da tổng hợp và da tự nhiên. Da tổng hợp thì được làm từ những sợi Polyester và một số hoá chất còn da tự nhiên thì thường được thuộc từ da bê, da bò, da cá sấu và cả da đà điểu. Da tự nhiên sẽ có độ bền, đàn hồi tốt hơn da tổng hợp nhưng dù là da nào thì chúng đều ghét nước. Vì thế anh em muốn giữ Bracelet da được bền, đẹp thì hãy hạn chế để chúng tiếp xúc với nước và nên bảo quản chúng trong hộp kèm theo những túi hút ẩm.
3. Các loại dây bracelet khác
Ngoài 2 loại dây trên, hiện nay dây cao su, dây vải NATO, dây nhựa, … cũng phổ biến trên nhiều mẫu đồng hồ. Những loại dây này thường được những bạn trẻ yêu thích bởi nó dễ dàng thay thế, nhiều kiểu dáng, đa dạng màu sắc.
Tuy nhiên chúng cũng có những ưu – nhược điểm nhất định. Đối với dây cao su có thể dây khó chịu đối với những người dễ ra mồ hôi tay hay dây vải NATO rất dễ bám bụi và dính bẩn. Vì thế nên khi sử dụng bất kỳ loại chất liệu nào, anh em cũng nên tham khảo cách bảo quản và lắng nghe ý kiến hướng dẫn của các chuyên gia hay nhân viên bán hàng.
Đọc hết bài viết này, chắc hẳn chúng ta đã giải đáp được thắc mắc Bracelet là gì? cũng như biết được Bracelet gồm những loại nào, ưu – nhược điểm và cách bảo quản của mỗi loại ra sao.