Không giống như đồng hồ Quartz, đồng hồ Automatic (đồng hồ cơ) được ví như một thực thể sống và đòi hỏi “chủ nhân” bắt buộc phải quan tâm đến nó bởi nếu không chú ý, không lên dây cót hay đeo thường xuyên, đồng hồ sẽ “chết”. Vậy, đồng hồ cơ chính xác là gì?
Tại sao người ta lại say mê chúng như vậy và đồng hồ Automatic có gì khác biệt so với những loại đồng hồ khác? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây!
Đồng hồ Automatic là gì?
Là một loại đồng hồ sử dụng bộ máy cơ khí tự động lên dây cót khi đeo trên tay và tay chuyển động tự nhiên. Nói cách khác, đồng hồ Automatic không cần thay pin mà hoạt động dựa vào sự chuyển động của cánh tay người đeo hoặc số lần lên dây cót.
Lịch sử của đồng hồ Automatic
Vì công chế tác và linh kiện đắt đỏ, nên hầu hết đồng hồ cơ thường có xuất xứ từ Thụy Sỹ và Nhật Bản.
– Năm 1770, chiếc đồng hồ Automatic bỏ túi đầu tiên ra đời bởi bàn tay khéo léo của Abraham-Louis Perrelet – một trong những ông tổ của ngành đồng hồ cơ.
– Năm 1923, một thợ sửa ống nước người Anh có tên là John Harwood đã phát minh ra chiếc đồng hồ Automatic đeo tay đầu tiên, khai sinh ra khái niệm đồng hồ Automatic.
– Năm 1930, với mẫu đồng hồ Rolex Oyster Perpetual 1930 của mình, ông lớn Rolex đã thực sự đưa dòng đồng hồ tự động lên đến đỉnh cao, biến chúng trở thành ước mơ của hàng triệu tín đồ yêu đồng hồ trên khắp thế giới hiện nay.
Phân loại:
– Handwinding “Lên dây cót bằng tay”: Loại đồng hồ mà người đeo phải dùng tay vặn núm đồng hồ để lên dây cót vào khoảng thời gian nhất định thường được qui định bao nhiêu giờ hoặc bao nhiêu ngày (Số vòng vặn để lên dây cót tùy thuộc vào từng loại đồng hồ).
– Automatic “Tự động lên dây cót”: Đồng hồ được lên dây cót nhờ chuyển động cánh tay của người đeo. Điều này không có nghĩa là cánh tay của bạn phải chuyển động liên động, đồng hồ cơ được thiết kế phù hợp với các hoạt động thường ngày khi chúng ta làm việc. Không giống đồng hồ Quarzt, đồng hồ cơ không cần sử dụng pin.
Cấu tạo:
– Ổ cót: Cung cấp năng lượng cho máy hoạt động
– Hệ thống bánh răng truyền lực
– Bộ thoát
– Bộ tóc
– Núm để lên giây cót: dùng cho máy Manual/ Handwiding
– Quả lăng để tự động lên giây cót dùng cho máy Automatic
– Bộ phận hiển thị
Cách vận hành:
Bước 1: Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót hoặc bộ quay trên đồng hồ tự động.
Bước 2: Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng.
Bước 3: Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi).
Bước 4: Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
Bước 5: Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Làm cho các kim này xoay trên mặt số đồng hồ.
Ưu, nhược điểm của đồng hồ Automatic
Ưu điểm:
– Không phải thay pin định kì
– Thiết kế sang trọng, có giá trị cao về mặt sáng tạo và nghệ thuật
– Là một chiếc đồng hồ cơ được tạo ra bởi sự tỉ mỉ và yêu cầu độ chính xác rất cao nên mỗi chiếc đồng hồ cơ giống như một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cả về thời gian, kỹ thuật và tâm sức của nghệ nhân làm ra nó
Nhược điểm:
– Độ chính xác không cao như đồng hồ Quartz
– Giá thành cao
– Bất ổn trong môi trường có nhiều từ tính
– Không chống nước, khó sửa chữa do kết cấu phức tạp lại có nhiều chi tiết nhỏ kết nối với nhau nên đồng hồ cơ sẽ khó khăn hơn khi sửa chữa.
Lưu ý khi sử dụng đồng hồ Automatic
– Đối với đồng hồ Handwinding “Lên dây cót bằng tay”: Khi lên dây cót, người dùng chỉ vặn núm vừa tầm (cảm thấy căng tay) hoặc xoay khoảng 10 – 15 vòng là được. Việc vặn quá nhiều hoặc hết cỡ có thể làm đứt dây cót hay làm rối dây tóc của bộ máy, gây hư hỏng máy.
– Đối với đồng hồ Automatic “Tự động lên dây cót”: Đồng hồ sẽ tự động lên dây cót khi người đeo chuyển động cánh tay nhưng người sử dụng phải thường xuyên đeo đồng hồ ít nhất 8 tiếng/ ngày. Tuy nhiên để đồng hồ Automatic “Tự động lên dây cót” chạy bền hơn với thời gian chờ khi không đeo lâu hơn, hàng tuần bạn nên lên dây cót bằng tay (vặn núm điều chỉnh) khoảng 10-15 vòng cho 1 lần/ tuần hoặc sắm thêm một máy lên dây cót đồng hồ tự động (Watch Winder).
– Nếu sở hữu một chiếc đồng hồ cơ bạn nên giữ chúng tránh xa khỏi các yếu tố như: chấn động, va đập, độ ẩm, hóa chất, từ trường bởi bộ máy của loại đồng hồ gồm các bộ phận rời rạc bằng kim loại là chủ yếu nên rất nhạy cảm. Khi vỡ kính, vào nước phải đi sửa chữa bảo trì ngay.
– Úp mặt đồng hồ xuống một lớp vải mịn để giúp dây cót giữ được lâu hơn khi không sử dụng
– Tháo đồng hồ ra khỏi tay trước khi điều chỉnh vì rất dễ làm cong trục núm khi bạn rút núm điều chỉnh khi đang đeo trên tay