Công nghệ silicon và giá trị truyền thống của ngành đồng hồ

03:22 19/05/2019
lbwm Công nghệ silicon và giá trị truyền thống của ngành đồng hồ

Silicon đang dần trở thành xu thế mới trong ngành công nghiệp đồng hồ, từ một công nghệ nghe có vẻ xa lạ nhưng nay silicon đã được áp dụng rộng rãi bởi những công ty lớn. Nhưng liệu điều này có đi ngược lại giá trị cơ bản của nghệ thuật chế tác đồng hồ, khi công việc chế tác không còn cần những bàn tay tỉ mỉ của người thợ như trước nữa?

Đánh bóng, lắp ráp và bảo dưỡng - những công việc này trước đây đều tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức của người thợ đồng hồ. Những nguyên liệu thô thường có độ chính xác không cao, nên bàn tay của người thợ đồng hồ là rất cần thiết. Bởi lý do đó, mỗi bộ máy đồng hồ được làm ra không chỉ là biểu tượng cho công nghệ mà chúng cũng chứa đựng một phần tâm huyết của người nghệ nhân.

Nhưng với công nghệ ngày càng phát triển như ngày nay, những công đoạn chế tác cũng được tự động hóa rất nhiều, những công đoạn mài giũa, đánh bóng giờ đây mang mục đích trang trí nhiều hơn là để giúp chiếc đồng hồ hoạt động chính xác. Một bộ máy đồng hồ tinh xảo được trưng bày đằng sau mặt kính saphire không còn cần quá nhiều công sức của người thợ đồng hồ như trước nữa, và một bộ máy đồng hồ tương đối chuẩn xác bây giờ cũng có giá trị không cao. Chiếc Seiko 5 với giá chỉ hơn 50 USD là ví dụ điển hình nhất cho việc này. Các công ty có thể chế tạo một bộ máy cơ mà không cần bàn tay của con người.

Tất nhiên đối với những hãng đồng hồ siêu sang trọng lại khác, họ vẫn tôn trọng yếu tố truyền thống cũng như công sức của người nghệ nhân. Nhưng điều này cũng đang dần thay đổi khi không chỉ thị trường đồng hồ phổ thông mà cả những hãng đồng hồ có truyển thống lâu đời như Patek Philippe hay Breguet cũng đang dần chuyển sang sử dụng công nghệ silicon.

Những công ty hứng thú nhất với công nghệ silicon có thể kể đến như Rolex, Patek Philippe và những công ty trong tập đoàn Swatch. Cả ba đều là nhà tài trợ chính trong CSEM như đã nói tại bài viết về Omega và CSEM cũng là nơi phát triển chính của công nghệ silicon dành cho đồng hồ. Vì lý do đó, những công ty đối thủ của họ như tập đoàn Richemont khó có thể áp dụng công nghệ silicon. Thay vào đó, các công ty như Cartier phát triển theo hướng khác - sử dụng kim cương nhân tạo.

Vì độ bền cũng như có thể được thiết kế cực kỳ chính xác, silicon giúp loại bỏ đi rất nhiều thời gian chế tác. Silicon cũng có nhiều đặc điểm vượt trội như chống từ, độ ma sát thấp và chống thay đổi nhiệt độ tốt nên rất lý tưởng để sử dụng trong bộ máy đồng hồ. Việc hai hãng đồng hồ lớn nhất Thụy Sĩ là Omega và Rolex đều sử dụng dây cót silicon là minh chứng rõ ràng nhất cho việc này.

Việc áp dụng silicon vào bộ máy đồng hồ tất nhiên sẽ khiến cho những người thợ đồng hồ truyền thống không hài lòng. Họ không muốn một sản phẩm vô hồn, được chế tạo hoàn toàn từ máy móc. Nhưng ngược lại những người làm kinh tế thì lại rất yêu thích công nghệ này vì sự tiện dụng của chúng. Việc suy nghĩ như thế nào thì là vấn đề của mỗi người, nhưng khách hàng như chúng ta chỉ cần tận hưởng những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo kết hợp với công nghệ hiện đại như vậy là đủ rồi.

Công nghệ silicon và giá trị truyền thống của ngành đồng hồ
binh-luan

Hello World! https://wheojq.com?hs=dceed87302eec880d740f7a1d0281239&

14 December, 2022 02:53 PM
l5xgmx
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hotline: 0786183888